Nội quy lao động

Căn cứ Bộ Luật lao động của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( sửa đổi bổ xung) ban hành ngày: 18/ 06/ 2012.
Căn cứ vào Nghị định số: 46/2013/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 10/ 05/ 2014 qui định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Căn cứ Điều lệ của Công ty cổ phần khoáng sản Viglcera đã được Đại hội cổ đông thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007
Căn cứ vào tình hình thực tế về tổ chức quản lý lao động tại công ty.
Nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả công tác, phát huy tính tự giác kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc của CBCNV trong Công ty, đảm bảo an toàn cho lao động và tài sản của Công ty, nhằm phát triển công ty vững mạnh và giữ gìn kỷ luật và quy chế của công ty; Công ty Cổ phần khoáng sản Viglacera xây dựng nội quy lao động để tổ chức quản lý lao động tại Công ty. Mỗi CBCNV trong Công ty đều phải nắm vững và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc những quy định dưới đây . Trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các hình thức như: Khiển trách; chuyển việc khác; sa thải. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước Pháp luật ( Ngoài việc thi hành những hình thức kỷ luật trên, còn phải đền bù những thiệt hại do lỗi mình gây ra )

CHƯƠNG I:
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng thi hành nội qui.
– Là toàn thể CBCNVC và người lao động làm viêc trong Công ty.
Toàn thể công nhân viên chức làm việc tại Công ty gồm :
Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn xác định 1 đến 3 năm, người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn mùa vụ.
Điều 2: Phạm vi áp dụng nội qui.
Bản nội qui này được áp dụng với tất cả các phân xưởng tổ đội, văn phòng và đơn vị trực thuộc Công ty.

CHƯƠNG II:
THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

A. Quy định về thời giờ làm việc
Điều 3: áp dụng chế độ chế độ làm việc trong ngày là 8 giờ, thời gian làm việc trong tuần là: 48 h theo quy định của Nhà nước .
– Thời giờ làm việc đối với bộ phận văn phòng được quy định như sau :
a/ Giờ làm việc trong ngày:
+ Buổi sáng: Từ 7h30 đến 12h
+ Buổi chiều: Từ 13h đến 16h30.
b/ Ngày làm việc trong tuần: Tuần làm việc 6 ngày
– Thời giờ làm việc đối với các đơn vị sản xuất được quy định như sau:
+ Lao động tại nhà máy làm việc theo ca ( 3 ca/ ngay ): Thời gian làm việc mỗi ca là 08 giờ.
+ Lao động làm việc tại mỏ hoặc tham gia bốc xếp, vận chuyển, vệ sinh công nghiệp… làm việc theo ngày, tách làm 2 phần và tổng thời gian lao động của một ngày là 08 h.
Điều 4: Quy định về thời gian làm thêm giờ:
4.1 Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có thể huy động làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm. Trường hợp bất khả kháng: Như giải quyết hậu qủa phòng chống thiên tai, hoả hoạn cứu người, cứu phương tiện thì được huy động làm thêm giờ vượt quá quy định trên.
4.2 Chế độ thanh toán tiền lương làm thêm giờ bằng 150% tiền lương ngày làm việc bình thường. Nếu làm việc thêm giờ vào ngày lễ, tết trả bằng 300% hoặc ngày chủ nhật trả bằng 200% tiền lương ngày làm việc bình thường, làm thêm giờ vào ban đêm được trả thêm 30% của tiền lương làm việc ban ngày. Thời gian làm thêm giờ phải có phiếu giao việc của Giám đốc, sau khi hoàn thành phải có xác nhận của người chịu trách nhiệm ( Là người trực tiếp chỉ đạo công việc).
Đối với CBCNV thuộc các phòng ban của Công ty hưởng lương theo hình thức khoán công việc hoàn thành, do vậy nếu không hoàn thành trong giờ hành chính mà phải làm ngoài giờ thì không được hưởng mức lương làm thêm giờ.
B. Thời giờ nghỉ ngơi.
Điều 5: Nghỉ giữa ca làm việc:
Trường hợp làm việc theo ca được nghỉ 30 phút để ăn giữa ca. Trường hợp làm ca 3 ( từ 22 h ngày hôm trước đến 06 h sáng ngày hôm sau ) thời gian nghỉ giữa ca là 45 phút thời gian nghỉ giữa ca được tính trong thời gian làm viêc. Lao động làm việc theo ca được quyền nghỉ 12 h trước khi bắt đầu làm ca sau ( Lao động không được phép làm 2 ca liền ).
Đối với lao động làm việc tại các mỏ ( Làm việc ngoài trời ) Thời gian lao động phụ thuộc vào thời tiết, môi trường lao động và điều kiện lao động của từng mùa. Trường hợp làm việc thời tiết nóng bức lao động có quyền nghỉ từ 10 đến 15 phút sau một hoặc một giờ rưỡi.
Điều 6: Nghỉ hàng tuần:
Mỗi tuần làm việc 6 ngày và được nghỉ một ngày vào ngày chủ nhật đối với CBCNV văn phòng.
+Đối với lao động trực tiếp ở các đơn vị trực thuộc có thể sắp xếp ngày nghỉ vào bất cứ ngày nào để đảm bảo kế hoạch của Công ty. Trường hợp đặc biệt không sắp xếp nghỉ được mỗi tuần 1 ngày, lao động được quyền nghỉ 04 ngày trong 1 tháng.
Điều 7: Qui định về nghỉ riêng LĐ nữ.
LĐ nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30′, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60′ trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
Điều 8: Chế độ nghỉ hàng năm:
8.1 Đối với lao động làm nghề bình thường mỗi năm làm việc liên tục (12 tháng) được nghỉ 12 ngày phép, ngoài ra cứ 5 năm công tác liên tục tại Công ty được cộng thêm 01 ngày phép.
8.2 Đối với lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại mỗi năm làm việc liên tục (12 tháng) được nghỉ 14 ngày phép.
8.3 Nghỉ hàng năm theo thâm niên công tác làm việc tại doanh nghiệp: Cứ 5 năm công tác liên tục tại Công ty được cộng thêm 01 ngày phép.
8.4 Phép năm nào được giải quyết trọn năm đó, tiền phép được thanh toán vào bảng lương hàng tháng. Hàng năm mọi cán bộ công nhân viên phải đăng ký thời gian nghỉ phép để đơn vị và Công ty bố trí hợp lý không ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh. Trường hợp đặc biệt Công ty xem xét giải quyết trước, sau thời gian đăng ký. Trường hợp ở xa có thể nghỉ gộp nhưng phải đăng ký với phòng TC – HC và phải được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty.
Điều 9: Nghỉ việc riêng:
a/ Nghỉ việc riêng theo chế độ được hưởng lương trong những trường hợp sau:
– Bản thân CBCNV kết hôn được nghỉ: 03 ngày
– Con CBCNV kết hôn được nghỉ: 01 ngày
– Bố mẹ hai bên vợ hoặc chồng chết; Vợ, chồng hoặc con chết được nghỉ: 03 ngày
b/ Nghỉ việc riêng theo thoả thuận: Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng theo chế độ Người lao động nếu có nhu cầu nghỉ để giải quyết việc riêng có thể thoả thuận với người Sử dụng lao động nghỉ để giải quyết việc riêng (Có hoặc không hưởng lương) thời gian 30 ngày trong 01 năm.
Điều 10: Chế độ nghỉ lễ, tết: Một năm công tác CBCNV được nghỉ 10 ngày lễ, tết hưởng nguyên lương theo điều 115 gồm:
10.1 Tết dương lịch: 01 ngày
10.2 Tết nguyên đán: 05 ngày .
10.3 Ngày giỗ tổ Hùng Vương ( 10/3 âm lịch ) : 01 ngày
10.4 Ngày giải phóng Miền nam ( 30/ 4 ): 01 ngày
10.5 Ngày Quốc tế lao động ( 01/ 5 ): 01 ngày
10.6 Ngày Quốc khánh 02/ 9: 01 ngày
Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày chủ nhật, thì được nghỉ bù vào ngày khác tiếp sau đó hoặc được thanh toán vào lương.

CHƯƠNG III:
NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY

Điều 11: Mọi CBCNV trong Công ty phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của Giám đốc Công ty hoặc người được uỷ quyền.
Điều 12: Mọi CBCNV trong Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, thời giờ, chế độ làm việc theo qui định của Công ty.
Điều 13: Khi đến cơ quan làm việc, yêu cầu mọi CBCNV phải có tác phong gọn gàng, nghiêm chỉnh, văn minh lịch sự, phải đeo thẻ, mặc đồng phục thống nhất do Công ty trang bị ( Hoặc Bảo hộ lao động ), đi đúng cổng, Khi đến cổng phải xuống xe, dắt xe vào nhà để xe theo đúng quy định.
Điều 14: Phương tiện đi lại, mũ nón phải để đúng nơi qui định, đảm bảo gọn gàng thuận tiện.
Điều 15: Trước giờ làm việc buổi sáng, nhân viên tạp vụ hoàn thành công tác vệ sinh văn phòng. Mỗi tuần toàn thể CNCNV văn phòng làm công tác vệ sinh văn phòng cơ quan thời gian từ 15 – 16 h 30 vào ngày thứ 7 hàng tuần.
Điều 16: Trong giờ làm việc yêu cầu thực hiện :
16.1 Không mất trật tự làm ảnh hưởng đến công việc của phòng cũng như của cơ quan.
16.2 Không làm việc riêng, ăn quà bánh, uống rượu bia, không hút thuốc, tiếp khách riêng và đưa trẻ đến phòng họp hoặc nơi làm việc.
Điều 17: Cán bộ CNVC không được tự ý thay đổi vị trí làm việc đã được sắp xếp, hoặc các trang thiết bị trong phòng làm việc khi chưa được sự đồng ý của người chịu trách nhiệm.
Điều 18: CBCNV khi làm việc trong các phòng ban, khi đi công tác ngoài Công ty hoặc xuống hiện trường sản xuất phải được sự phân công của trưởng phòng, sau khi hoàn thành phải báo cáo kết quả công tác với người phân công. Khi ra khỏi cổng trong giờ sản xuất, công tác phải có giấy cho phép của người phụ trách đơn vị và đi đúng thời gian cho phép.
Điều 19: Qui định về đón tiếp và làm việc với khách đến liên hệ công tác.
19.1 Khi có khách đến cơ quan liên hệ công tác, nhân viên lễ tân thuộc phòng TC – HC đón tiếp khách trang trọng lịch sự, mời khách vào phòng chờ, hỏi nội dung công việc của khách sau đó báo cáo với lãnh đạo Công ty hoặc các bộ phận có liên quan để tiếp và làm việc với khách.
19.2 Khách được tiếp và làm việc ở phòng khách chung của Công ty, không tiếp khách trong phòng làm việc.
19.3 Mọi CBCNV khi tiếp khách phải có thái độ lịch sự, dứt khoát. Chỉ được phép làm việc với khách trong phạm vi công việc được phân công, không tiết lộ những thông tin tài liệu liên quan đến sản xuất kinh doanh, tổ chức của Công ty.
19.4 Không tiếp và làm việc với những người trong tình trạng say rượu (Hoặc các chất kích thích khác), những người tâm thần.
Điều 20: Mọi CBCNV khi có việc gặp lãnh đạo phải đăng ký qua bộ phận văn phòng không được tự ý ra vào phòng làm việc của lãnh đạo.
Điều 21: Khi hết giờ làm việc mọi CBCNV phải sắp xếp tài liệu, tắt các thiết bị như đèn, quạt, máy vi tính đóng và khoá cửa phòng giao cho bảo vệ.
Điều 22: Ngoài giờ làm việc CBCNV đến phòng làm việc phải báo bảo vệ biết, bảo vệ có trách nhiệm ghi lại thời gian làm việc cuả người đó trong sổ theo dõi.
Điều 23: Nhân viên bảo vệ đến trước giờ làm việc từ 10 15 ‘ để nhận bàn giao.
Điều 24: Về quản lý và sử dụng xe con:
24.1 Xe con là phương tiện phục vụ lãnh đạo và CBCNV trong khi làm việc, mọi người khi có nhu cầu sử dụng xe đi công tác phải đăng ký với phòng Tổ chức – Hành chính để làm thủ tục điều xe.
24.2. Phòng TC- HC được phân công trực tiếp quản lý xe phải có đầy đủ tài liệu quản lý phương tiện như: Lý lịch phương tiện, sổ theo hành trình (Ghi rõ lịch điều xe của từng ngày; bộ phận hoặc cá nhân sử dụng; nội dung công việc; nơi đi nơi đến ), sổ theo dõi kỹ thuật ( quá trình kiểm định, bảo dưỡng thay thế phụ tùng ), các biên bản bàn giao phương tiện khi thay đổi lái xe và các tài liệu cần thiết khác.
24.3: Lái xe phải có sổ thực hiện hành trình của xe (Sau mỗi chuyến công tác phải có chữ ký của người sử dụng về thời gian đi; về; số Km đi; về và các nội dung phát sinh trong quá trình đi lại như hỏng hóc, tắc đường ), lái xe không được sử dụng xe cơ quan để làm việc riêng hoặc để xe ngoài cơ quan khi chưa được sự đồng ý của phòng TC- HC. Khi đến nhận xe nếu thấy dấu hiệu khác phải giữ nguyên hiện trường báo với người có trách nhiệm đến giải quyết.
Điều 25: Qui định về nhận lưu trữ, chuyển văn bản, thư báo công văn và sử dụng điện thoại.
25.1 Phòng Tổ chức – Hành chính có trách nhiệm đặt, tiếp nhận công văn báo chí tổ chức lưu trữ, chuyển công văn, thư báo đến các bộ phận sau khi có ý kiến của giám đốc (Đối với các văn bản liên quan đến Công ty) hoặc người đứng đầu các tổ chức Đảng, đoàn thể (Đối với các văn bản liên quan đến Chi bộ, đoàn thể). Những người không có nhiệm vụ không được tự ý nhận công văn thư báo, hoặc phân phát tài liệu cho người khác.
25.2: Phòng Tổ chức – Hành chính phải phân công người trực điện thoại để giữ thông tin liên lạc kịp thời, các nội dung nhắn tin người trực phải ghi lại đầy đủ, chỗ nào chưa rõ hỏi lại và ghi địa chỉ, thời gian nhắn tin sau đó phải truyền đạt lại nội dung cho người được nhắn kịp thời chính xác.
25.3: Khi liên lạc bằng điện thoại tại phòng Tổ chức – Hành chính mọi người phải báo cáo với thường trực, đăng ký vào sổ và ký tên trong giờ hành chính nếu nhân viên trực điện thoại không theo dõi đầy đủ các cuộc đàm thoại thì khi thanh toán người trực phải nộp tiền ( Nếu ngoài giờ thì bảo vệ phải chịu trách nhiệm ).
Nghiêm cấm dùng điện thoại của cơ quan để trao đổi việc riêng trong giờ làm việc
Điều 26: Các văn bản tài liệu do Công ty phát hành, các phòng ban bộ phận dự thảo văn bản theo nội dung được phân công phải được lãnh đạo kiểm tra ký duyệt vào góc, phòng Tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm kiểm tra về mặt pháp lý, trình giám đốc ký duyệt hoặc uỷ quyền ký và phát hành văn bản
Phòng tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm lưu trữ bản gốc theo qui định ( Có sổ theo dõi công văn đi, đến ).
Điều 27: Các văn bản tài liệu cần phô tô lưu giữ hoặc phục vụ huấn luyện phải được sự đồng ý của giám đốc hoặc của phòng Tổ chức – hành chính

Điều 28: Mối quan hệ công tác trong Công ty.
28.1 Nguyên tắc điều hành trong Công ty: Giám đốc trực tiếp điều hành công việc thông qua các trưởng phòng và Ban giám đốc các đơn vị trực thuộc. Các phó Giám đốc tham mưu giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nội dung được phân công hay uỷ quyền. Các trưởng phòng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm điều hành CBCNV trong bộ phận của mình theo chức năng nhiêm vụ, quyền hạn, được qui định tại phương án tổ chức nhân sự Công ty. Các mênh lệnh, chỉ thị, báo cáo, được thực hiện theo trình tự và nguyên tắc ( Được qui định riêng )
28.2: Mọi CBCNV phải nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí thực hiện công tác tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, lao động và đời sống gia đình, giữ gìn tốt mối quan hệ nội bộ chống mọi biểu hiện bè phái, phường hội cục bộ, chia rẽ mất đoàn kết nội bộ. Nghiêm cấm việc đánh cãi chửi nhau trong Công ty. Khi có xung đột nảy sinh giữa các cá nhân hay tập thể, người lao động bình tĩnh tìm giải pháp thích hợp, trường hợp không giàn xếp được phải báo cáo lại với lãnh đạo Công ty.
28.3: Các đơn vị và cá nhân trong qúa trình công tác phải phối hợp kết hợp và tạo điều kiện để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

CHƯƠNG IV:
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 29: Mọi cán bộ trong Công ty nghiêm chỉnh chấp hành những qui định về ATLĐ, BHLĐ, vệ sinh lao động, phòng cháy, phòng nổ, phòng lụt của Công ty.
29.1 Mọi người lao động trong doanh nghiệp phải tham gia học tập các lớp huấn luyện về an toàn lao động vệ sinh lao đông; nắm và thực hiện đầy đủ những quy định của nhà nước và của doanh nghiệp về ATVSLĐ.
29.2 Người lao động phải tuyệt đối tuân thủ và chấp hành những quy trinh, quy phạm sử dụng máy móc thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất tại doanh nghiệp.
29.3 Khi có sự cố về cháy, nổ, lũ lụt xảy ra yêu cầu tất cả CBCNV trong Công ty khẩn trương sử dụng các phương tiện phòng chống, đồng thời tìm mọi cách khắc phục cứu chữa, báo cho Công an nơi gần nhất.
29.4 Tuyệt đối nghiêm cấm những người không có phận sự tự ý sửa chữa và vận hành các thiết bị máy móc của Công ty. Không được tự ý tháo lắp trang thiết bị hoặc đường dây dẫn điện trong phòng làm việc khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
29.5 Tuyệt đối nghiêm cấm việc cho người khác không có phận sự vào điều khiển các thiết bị, phương tiện xe cơ giới các loại của đơn vị.
29.6 Tuyệt đối không bố trí vào các đơn vị sản xuất những người lao động chưa được học an toàn lao động và nội qui lao động của Công ty.
29.7 Cán bộ công nhân viên đến nơi sản xuất phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động mà Công ty cấp. Chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn về trang phục BHLĐ và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động theo đúng qui định của Công ty phải bảo quản, giữ gìn cẩn thận, nếu làm hỏng do vô trách nhiệm hoặc mất mát phải bồi thường cho Công ty. Nếu vi phạm tuỳ lỗi nặng, nhẹ bị xử lý từ khiển trách tới sa thải thông qua Hội đồng kỷ luật của Công ty.
29.8 Trong quá trình làm việc phải thường xuyên theo dõi kiểm tra phát hiện những trường hợp khác thường, có khả năng mất an toàn lao động thì phải sử lý đồng thời phản ánh cho lãnh đạo trực tiếp và Công ty biết để sửa chữa khắc phục.
29.9 Trước khi vào làm việc các tổ trưởng, ca trưởng phải có trách nhiệm kiểm tra an toàn thiết bị và hiện trường làm việc cùng trang bị bảo hộ lao động của cá nhân, nếu chưa đảm bảo cho dừng sản xuất để chuẩn bị.
Không được bố trí tổ hoặc ca vào sản xuất khi hiện trường và thiết bị không đảm bảo an toàn.
29.10 Khi đang làm việc trên tầng cao hoặc vận hành, điều khiển máy móc thiết bị nghiêm cấm việc nô đùa, hát hò làm người lao động không chú ý dễ xẩy ra tai nạn lao động.
29.11 Sau mỗi ngày hoặc 1 ca sản xuất các đơn vị, ca sản xuất phải thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp cho thiết bị máy móc, hiện trường làm việc, sắp xếp sản phẩm theo qui định của Công ty. Đối với văn phòng của các đơn vị trực thuộc phải thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh đảm bảo gọn, phong quang, sạch đẹp.
29.12 Tuyệt đối chấp hành những quy định về phòng cháy chữa cháy như: Cấm hút thuốc, đun nấu ở những nơi cấm lửa, kho tàng.

CHƯƠNG V:
BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Điều 30: Mọi CBCNV trong Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, bí mật sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những tài sản của doanh nghiệp giao cho cá nhân bảo quản và sử dụng.
Điều 31: Phòng Tổ chức – Hành chính, các đơn vị trực thuộc, các bộ phận bảo vệ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn đối với tài sản của Công ty trong lĩnh vực được phân công. Mọi CBCNV trong đơn vị đều phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản tập thể và tài nguyên thuộc quyền quản lý của Công ty. Khi có người lạ vào cơ quan lấy tài sản, vật tư, đồ dùng của tập thể (Hoặc của cá nhân để trong cơ quan ) Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản và phải báo ngay với người có thẩm quyền biết hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để biết có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 32: Nghiêm cấm mọi người tự ý giải quyết cho thuê, cho mượn trang thiết bị, phương tiện sản xuất, vật tư của Công ty khi chưa được sự đồng ý của giám đốc.
Điều 33: Nghiêm cấm việc cung cấp văn bản tài liệu, tư liệu về công nghệ thiết bị hoặc phương án sản xuất kinh doanh, phương án tổ chức nhân sự của Công ty ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của Giám đốc.
ĐIỀU 34: Cấm mọi CBCNV đang công tác tại Công ty môi giới dẫn dắt hoặc tổ chức khai thác, kinh doanh các tài nguyên khoáng sản của nhà nước thuộc quyền quản lý của Công ty.

CHƯƠNG VI:
QUI ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC SỬ LÝ.

A. Quy định hành vi phạm kỷ luật lao động.
Điều 35: NLĐ vi phạm những hành vi trên đều coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Cụ thể:
– Vi phạm thời giờ làm việc.
– Vi phạm thời giờ nghỉ ngơi.
– Vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Vi phạm về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ kinh doanh Công ty.
– Vi phạm những quy định về trật tự trong Công ty.
B. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Điều 36: NLĐ có hành vi vi phạm Nội quy kỷ luật lao động tuỳ theo hình thức nặng nhẹ sẽ bị sử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
1. Khiển trách.
1.1 Khiển trách bằng miệng.
1.2 Khiển trách bằng văn bản:
2. Kéo dài thời gian nâng lương nhưng không quá 6 tháng, cách chức.
3. Sa thải.
Hình thức sa thải được áp dụng: Điều 126 Luật lao động và các quy định của doanh nghiệp.
Đối với người nghiện ma tuý: Giám đốc Công ty yêu cầu mọi người tự giác khai báo về việc sử dụng chất ma tuý. Những trường hợp tự giác khai báo sẽ được Công ty cho nghỉ để cai nghiện và chữa trị, sau khi cai nghiện chữa trị nếu NLĐ hết nghiện sẽ được công ty ký cam kết nếu tái nghiện sẽ thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp NLĐ không tự giác khai báo nếu Công ty phát hiện có sử dụng chất ma tuý cũng sẽ thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 37: Nguyên tắc khi sử lý kỷ luật NLĐ. Theo điều 123 Bộ luật lao động 2012.
Mọi cán bộ CNV trong Công ty nếu vi phạm một trong các qui định về nội quy lao động đều bị xử lý kỷ luật, tuỳ theo mức độ vi phạm, các hình thức từ phê bình khiển trách đến buộc thôi việc. Các trường hợp có tính chất nghiêm trọng gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của doanh nghiệp còn bị đưa ra truy tố trước pháp luật. Ngoài các hình thức kỷ luật, người vi phạm còn bị phạt bồi thường trách nhiệm vật chất, mức bồi thường căn cứ vào mức độ vi phạm và sự ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Điều 38: CBCNV thường xuyên vi phạm về giờ giấc làm việc đi muộn về sớm vi phạm về qui định trật tự văn phòng, lần thứ nhất nhắc nhở, lần thứ hai khiển trách, nếu không chuyển biến tiếp tục vi phạm chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn.
Điều 39: Các trường hợp cãi chửi nhau, gây gổ mất trật tự trong khu vực sản xuất, nơi làm việc đều bị xử lý:
– Vi phạm lần 1: Khiển trách bằng miệng.
– Vi phạm lần 2: Khiển trách bằng văn bản trước toàn Công ty.
– Vi phạm lần 3: Sa thải
Điều 40: Các trường hợp nghỉ việc không lý do 1 – 3 ngày sẽ bị khiển trách; Nếu nghỉ không lý do cộng dồn 05 ngày/ tháng sẽ bị sa thải.
Điều 41: Các cá nhân người lao động và đơn vị được trang bị phương tiện làm việc, dụng cụ, thiết bị sản xuất hoặc những tài sản khác Công ty giao cho. Nếu làm mất mát tuỳ từng trường hợp phải bồi hoàn một phần hoặc 100% giá trị tại thời điểm. Nếu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thì phải đền bù gia trị thiệt hại, mức thiệt hại do Hội đồng kỷ luật xác định. Trong trường bất khả kháng thì không phải bồi thường.
Điều 42: Các trường hợp đánh bài ăn tiền và các hình thức cá cược ăn tiền khác có tính chất cờ bạc sẽ bị xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Khiển trách bằng văn bản trước toàn Công ty.
– Vi phạm lần 2: Sa thải.
Điều 43: CBCNV buôn bán ma tuý đều bị thoả thuận chấm dứt Hợp đồng lao động và đưa ra cơ quan pháp luật xử lý.
Điều 44: Nếu CBCNV nào có hành vi ăn cắp vật tư , tài sản của đơn vị đều bị xử lý theo các hình thức sau:
– Vi phạm lần 1: Giá trị thiệt hại (kể cả việc ảnh hưởng đến sản xuất ) không lớn 1 triệu đồng: Bồi thườg thiệt hại, khiển trách bằng văn bản trước toàn Công ty
– Vi phạm lần 2: Bồi hoàn giá trị thiệt hại, chấm dứt Hợp đồng lao động.
* Nếu CBCNV nào có hành vi ăn cắp vật tư, tài sản của đơn vị > 1 triệu đồng, sa thải.
Điều 45: Để xảy ra mất an toàn vệ sinh công nghiệp ở bộ phận nào, bộ phận đó chịu trách nhiệm. CBCNV vi phạm qui trình qui phạm ATLĐ thì bị xử lý Khiển trách bằng văn bản trước toàn công ty sẽ phải đền bù thiệt hại do vi phạm gây ra.
Điều 46: CBCNV đi làm không mang đầy đủ bảo hộ lao động và mặc đồng phục bị xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Tạm nghỉ việc.
– Vi phạm lần 2: Khiển trách bằng văn bản trước toàn Công ty.
– Vi phạm lần 3: Sa thải.
Điều 47: Nếu chống lệnh sản xuất:
47.1 Đối với tập thể: Nếu chống đối hoặc không chấp hành mệnh lệnh sản xuất làm ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty một cách nghiêm trọng khi không có lý do chính đáng bị xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Nhắc nhở.
– Vi phạm lần 2: Khiển trách bằng văn bản trước toàn Công ty.
– Vi phạm lần 3: Giải thể đơn vị đó.
47.2 Đối với cá nhân: Nếu chống lệnh sản xuất và điều hành của cán bộ quản lý làm ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty một cách nghiêm trọng bị xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Khiển trách toàn công ty.
– Vi phạm lần 2: Sa thải và bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
Điều 48: Đối với nhân viên bảo vệ.
48.1 Nếu bỏ vị trí đứng gác hoặc ngủ trong khi gác thì bị xử lý như sau:
– Vi phạm lần 1: Chưa gây hậu quả nghiêm trọng – Nhắc nhở.
– Vi phạm lần 2: Khiển trách.
48.2 Nếu nhân viên bảo vệ để mất tài sản do không làm tròn trách nhiệm của mình:
– Vi phạm lần 1: Nhắc nhở, bồi thường thiệt hại 100% giá trị.
– Vi phạm lần 2: Khiển trách bằng văn bản, bồi thường thiệt hại 100% giá trị.
– Vi phạm lần 3: Làm mất tài sản gây thiệt hại > 10 tháng lương tối thiểu vùng thì phải bồi thường 100% giá trị và sa thải
C/. Trách nhiệm vật chất.
Điều 49: Theo quy định của nhà nước người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp đều phải bồi thường về thiệt hại đã gây ra:
49.1. Những thiết hại do nguyên nhân bất khả kháng gây ra: Như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt….nếu được xác định đúng NLĐ không phải bối thường.
49.2: Những trường hợp làm mất mát hư hỏng tài sản thiết bị do lỗi của NLĐ:
49.2.1 Nếu thiệt hại không nghiêm trọng giá trị không quá 10 tháng tiền lương tối thiểu vùng: Phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương, mỗi tháng trừ không quá 30% tiền lương.
49.2.2 Nếu thiệt hại nghiêm trọng giá trị thiệt hại > 10 tháng tiền lương tối thiểu vùng : Phải bồi thường 100% giá trị thiệt hại.
Trình tự, thủ tục việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo Điều 130 và Điều 131 của BLLĐ.
Khi quyết định mức bồi thường có xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của đương sự.
Điều 50: Các trường hợp tiết lộ bí mật công nghệ hoặc cung cấp tài liệu, tư liệu làm ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất kinh doanh của đơn vị tuỳ theo mức độ, chịu hình thức khiển trách toàn Công ty, chuyển công việc khác, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ sa thải và đưa hồ sơ ra Pháp luật xử lý.
Điều 51: NLĐ ngoài việc xử lý bồi thường theo quy định về trách nhiệm vật chất còn phải chịu hình thức kỷ luật tuỳ theo hành vi và mức độ thiệt hại do NLĐ gây ra.

CHƯƠNG VII :
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52: CBCNV đang công tác tại Công ty Cổ phần khoáng sản Viglacera đều phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy này. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ Công ty sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng. Các qui định trước đây trái với qui định này đều bị bãi bỏ.
Điều 53. Nội qui này được thông báo cho toàn thể CBCNV. Trong quá trình thực hiện có vấn đề nào chưa phù hợp Công ty sẽ điều chỉnh bổ xung.

 

Mit dem stich gelangen die sporentierchen in den körper des essay preis menschen

Trả lời